In vé Dò - Cài đặt

DOANH NHÂN Sài Gòn xây lâu đài giả cổ châu Âu

Bạn nào tương lai sẽ/ muốn trở thành doanh nhân hoặc muốn biết doanh nhân là gì, là ai thì xem kỹ nhé!
1/. Doanh nhân trong mối quan hệ với doanh nghiệp
Doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng, gây dựng nên các doanh nghiệp. Doanh nhân tham gia doanh nghiệp theo hai hình thức:

· Đóng góp vốn, ý tưởng, bí quyết: là chủ sở hữu, cổ đông lớn của doanh nghiệp

· Đóng góp công sức: là thành viên Ban giám đốc đảm nhiệm công việc quản trị, điều hành doanh nghiệp


Trung bình ở một nước, doanh nhân chiếm từ 5 đến 20% dân số. Doanh nhân và doanh nghiệp của họ được pháp luật hóa, xã hội hóa, văn hóa hóa và quốc tế hóa. Có thể nói, doanh nhân xuất hiện và phát triển trong môi trường tự do kinh tế với khung pháp lý lành mạnh, cá nhân có quyền đối với tài sản mình làm ra và được bảo vệ để cạnh tranh tự do, bình đẳng trên thương trường.

2/. Doanh nhân trong mối quan hệ với năng lực cá nhân

Doanh nhân là những người có năng lực khác thường trong việc đón trước nhu cầu của thị trường thông qua nhận thức nhu cầu tiềm ẩn và hành động trước một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đó. Phẩm chất của doanh nhân được phản ánh qua:

* Kỹ năng, năng khiếu, bí quyết kinh doanh: óc phán đoán, nhìn ra nhu cầu thị trường và cơ hội làm giàu; biết suy nghĩ lớn, với trình độ tư duy sâu và sắc sảo về thị trường chứ không phải là tiêu tiền lớn như mọi người thường nghĩ về họ; có phong cách ứng xử khéo léo, tế nhị để huy động sự hợp tác và các nguồn lực con người

* Tính cách thiên về hành động; kinh nghiệm kinh doanh phong phú: táo bạo, mạo hiểm biết chấp nhận rủi ro để lao vào kinh doanh, biết sáng tạo và quyết đoán làm những việc khác thường
So với người bình thường, doanh nhân được đánh giá thông qua hai thang bậc năng lực chính là:

* Hiệu quả kinh doanh: lợi nhuận thu được sau khi một thời gian sử dụng năng lực của mình
Ý chí vươn lên: Liên tục thăng tiến, nỗ lực không ngừng theo những mong muốn, khát khao làm giàu

3/. Doanh nhân trong mối quan hệ nghề nghiệp

Doanh nhân là những người làm nghề kinh doanh một cách chuyên nghiệp, là một chuyên gia về quản lý kinh doanh, là một nhà trí thức lao động trí óc và sử dụng tổng hợp kiến thức đa lĩnh vực, đa nguồn.

Doanh nhân là người biết tập hợp, kết hợp các nguồn lực khác nhau của xã hội và điều phối các nguồn lực này vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Những nguồn lực mà người doanh nhân phối hợp nhịp nhàng, điều hành một cách chuyên nghiệp là:

* Tích tụ và sử dụng vốn, công cụ lao động vànguyên vật liệu

* Tích tụ và sử dụng con người ở nhiều ngành nghề, mức trình độ khác nhau

* Tích tụ và sử dụng tri thức, kinh nghiệm

* Tích tụ và sử dụng thông tin thị trường, xã hội, công nghệ, kinh doanh…

Doanh nhân cũng là người chiến sĩ “thiện chiến” trên mặt trận làm giàu. Họ là những vị chỉ huy giỏi ở doanh nghiệp trong việc liên kết đối tác kinh doanh, vừa chỉ đạo hợp tác vừa cạnh tranh với những “đội quân” khác trên thương trường.

4/. Doanh nhân trong mối quan hệ với xã hội

Doanh nhân hăng hái tự giác xác nhận trách nhiệm xã hội và phụng sự đáng kể cho xã hội. Đúng như quan điểm của nhà tư bản Mỹ Henrry Ford - “Một cuộc kinh doanh không mang lại gì cho xã hội mà chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh doanh tồi”.

Doanh nhân gánh vác nhiều việc lớn, giải quyết nhiều vấn nạn của xã hội. Song song với việc làm giàu cho bản thân, với vai trò cá nhân, doanh nhân tham gia các hoạt động xã hội hoặc thông qua doanh nghiệp của mình làm cho xã hội Sang hơn, thịnh vượng hơn. Nhờ doanh nhân lèo lái doanh nghiệp, nhân lực vật lực của xã hội ngày một phát triển và làm xã hội phát triển. Hàng hóa, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, công ăn việc làm cho người lao động, lợi nhuận, thiết bị- công nghệ mới, tri thức và thực tiễn kinh doanh mới… Đó là những đóng góp cụ thể của các doanh nhân.

Điều này đúng như nhà kinh tế học Adam Smith năm 1776 đã viết trong tác phẩm Tài sản của các quốc gia - The wealth of Nations: "Mỗi cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm lợi ích của cả cộng đồng đạt tối đa, giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại".

5/. Tiêu chuẩn chung của doanh nhân hiện đại

Có phải doanh nhân làm Giàu cho mình, Sang cho xã hội là do họ có nhiều tiền, có nhiều mối quan hệ và nhiều thủ đoạn chăng? Có phải đạo đức, tài năng không liên quan gì với thành quả của doanh nhân?

Từ thực tiễn Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết đặc điểm chung của doanh nhân Việt thành đạt là: Tâm – Tài – Trí - Dũng và có thể gọi với tên gọi “Đạo kinh doanh của Doanh nhân Việt”. 
Những phẩm chất ấy cụ thể là: 

* Tâm thì có đức (vì người khác):
Có khả năng lãnh đạo
Trung thực, không tham lam cá nhân
Sòng phẳng và biết ơn hơn người thường
Tin tưởng trong liên kết làm ăn, đối đãi khách hàng, cư xử đồng nghiệp 

* Tài thì có tầm (thấy được nhiều):
Chăm chỉ, trách nhiệm hơn người
Lòng say mê
Tính linh hoạt, ứng biến
Kết hợp các sức mạnh và nguồn lực 

* Trí thì có lực (có trình độ, nâng mình lên):
Tinh thông và tự tin
Biết điều 

* Dũng thì có khí tiết (chí khí + mạo hiểm có tính toán)
Biết chấp nhận mạo hiểm, rủi ro
Có lòng quyết tâm và khát khao thành công
Dũng cảm, không bao giờ thỏa mãn, theo đuổi đến cùng
Thông minh, sáng tạo – giàu ý tưởng khác lạ, độc đáo. (Sáng tạo tiên phong: nhảy vọt về công nghệ, sản phẩm mới. Sáng tạo gia tăng: thay đổi, cải tiến sản phẩm.)
Quyết đoán và biết lựa chọn cơ hội 
Doanh nhân nào mang trong mình những phẩm chất quý báu kể trên thực là những doanh nhân giỏi giang và xứng đáng được cả xã hội tôn vinh.

6/. Ở những nước khác nhau, tiêu chuẩn doanh nhân tiêu biểu là khác nhau.

Các tiêu chuẩn của Mỹ là:
Hiệu quả cao, chủ động tiến thủ, có năng lực tư duy logic, năng lực khái quát hóa, năng lực phán đoán
Quan tâm giúp đỡ mọi người bằng những hành động tích cực, khéo gây ảnh hưởng đến mọi người
Lãnh đạo tập thể, sử dụng đúng quyền lực
Có tính tâm lý chín muồi, biết tự kiềm chế, khách quan, cố gắng, tự chủ
Có tri thức phong phú

Các tiêu chuẩn của Nhật là:
Độ lượng, khoan dung
Hiểu rõ nghề nghiệp, quyết đoán
Dám chịu trách nhiệm, công bằng

Có tài liệu đưa ra 10 tiêu chuẩn của doanh nhân thành công trong kinh doanh là:
1. Năng động, nhiều sáng kiến
2. Có động cơ, động cơ thúc đẩy
3. Khả năng tự đánh giá mình
4. Ý chí quyết tâm
5. Độc lập
6. Kế hoạch thời gian
7. Giải quyết vướng mắc, khủng hoảng
8. Khả năng tổ chức
9. Kiên trì
10. Bám sát mục tiêu

P/s: Thời nay, nhiều người tự nhận mình là doanh nhân vì họ muốn người đối diện nghĩ họ giàu có, bản lĩnh. Trên thực tế, doanh nhân là một nghề như bao nghề. Nhưng nghề này không có "bản tên" mà phải được người khác công nhận.

#ad_Pm
Hình ảnh: DOANH NHÂN

Bạn nào tương lai sẽ/ muốn trở thành doanh nhân hoặc muốn biết doanh nhân là gì, là ai thì xem kỹ nhé! 

1/. Doanh nhân trong mối quan hệ với doanh nghiệp
Doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng, gây dựng nên các doanh nghiệp. Doanh nhân tham gia doanh nghiệp theo hai hình thức:

· Đóng góp vốn, ý tưởng, bí quyết: là chủ sở hữu, cổ đông lớn của doanh nghiệp

· Đóng góp công sức: là thành viên Ban giám đốc đảm nhiệm công việc quản trị, điều hành doanh nghiệp


Trung bình ở một nước, doanh nhân chiếm từ 5 đến 20% dân số. Doanh nhân và doanh nghiệp của họ được pháp luật hóa, xã hội hóa, văn hóa hóa và quốc tế hóa. Có thể nói, doanh nhân xuất hiện và phát triển trong môi trường tự do kinh tế với khung pháp lý lành mạnh, cá nhân có quyền đối với tài sản mình làm ra và được bảo vệ để cạnh tranh tự do, bình đẳng trên thương trường.

2/. Doanh nhân trong mối quan hệ với năng lực cá nhân

Doanh nhân là những người có năng lực khác thường trong việc đón trước nhu cầu của thị trường thông qua nhận thức nhu cầu tiềm ẩn và hành động trước một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đó. Phẩm chất của doanh nhân được phản ánh qua:

* Kỹ năng, năng khiếu, bí quyết kinh doanh: óc phán đoán, nhìn ra nhu cầu thị trường và cơ hội làm giàu; biết suy nghĩ lớn, với trình độ tư duy sâu và sắc sảo về thị trường chứ không phải là tiêu tiền lớn như mọi người thường nghĩ về họ; có phong cách ứng xử khéo léo, tế nhị để huy động sự hợp tác và các nguồn lực con người

* Tính cách thiên về hành động; kinh nghiệm kinh doanh phong phú: táo bạo, mạo hiểm biết chấp nhận rủi ro để lao vào kinh doanh, biết sáng tạo và quyết đoán làm những việc khác thường
So với người bình thường, doanh nhân được đánh giá thông qua hai thang bậc năng lực chính là:

* Hiệu quả kinh doanh: lợi nhuận thu được sau khi một thời gian sử dụng năng lực của mình
Ý chí vươn lên: Liên tục thăng tiến, nỗ lực không ngừng theo những mong muốn, khát khao làm giàu

3/. Doanh nhân trong mối quan hệ nghề nghiệp

Doanh nhân là những người làm nghề kinh doanh một cách chuyên nghiệp, là một chuyên gia về quản lý kinh doanh, là một nhà trí thức lao động trí óc và sử dụng tổng hợp kiến thức đa lĩnh vực, đa nguồn.

Doanh nhân là người biết tập hợp, kết hợp các nguồn lực khác nhau của xã hội và điều phối các nguồn lực này vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Những nguồn lực mà người doanh nhân phối hợp nhịp nhàng, điều hành một cách chuyên nghiệp là:

* Tích tụ và sử dụng vốn, công cụ lao động vànguyên vật liệu

* Tích tụ và sử dụng con người ở nhiều ngành nghề, mức trình độ khác nhau

* Tích tụ và sử dụng tri thức, kinh nghiệm

* Tích tụ và sử dụng thông tin thị trường, xã hội, công nghệ, kinh doanh…

Doanh nhân cũng là người chiến sĩ “thiện chiến” trên mặt trận làm giàu. Họ là những vị chỉ huy giỏi ở doanh nghiệp trong việc liên kết đối tác kinh doanh, vừa chỉ đạo hợp tác vừa cạnh tranh với những “đội quân” khác trên thương trường.

4/. Doanh nhân trong mối quan hệ với xã hội

Doanh nhân hăng hái tự giác xác nhận trách nhiệm xã hội và phụng sự đáng kể cho xã hội. Đúng như quan điểm của nhà tư bản Mỹ Henrry Ford - “Một cuộc kinh doanh không mang lại gì cho xã hội mà chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh doanh tồi”.

Doanh nhân gánh vác nhiều việc lớn, giải quyết nhiều vấn nạn của xã hội. Song song với việc làm giàu cho bản thân, với vai trò cá nhân, doanh nhân tham gia các hoạt động xã hội hoặc thông qua doanh nghiệp của mình làm cho xã hội Sang hơn, thịnh vượng hơn. Nhờ doanh nhân lèo lái doanh nghiệp, nhân lực vật lực của xã hội ngày một phát triển và làm xã hội phát triển. Hàng hóa, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, công ăn việc làm cho người lao động, lợi nhuận, thiết bị- công nghệ mới, tri thức và thực tiễn kinh doanh mới… Đó là những đóng góp cụ thể của các doanh nhân.

Điều này đúng như nhà kinh tế học Adam Smith năm 1776 đã viết trong tác phẩm Tài sản của các quốc gia - The wealth of Nations: "Mỗi cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm lợi ích của cả cộng đồng đạt tối đa, giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại".

5/. Tiêu chuẩn chung của doanh nhân hiện đại

Có phải doanh nhân làm Giàu cho mình, Sang cho xã hội là do họ có nhiều tiền, có nhiều mối quan hệ và nhiều thủ đoạn chăng? Có phải đạo đức, tài năng không liên quan gì với thành quả của doanh nhân?

Từ thực tiễn Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết đặc điểm chung của doanh nhân Việt thành đạt là: Tâm – Tài – Trí - Dũng và có thể gọi với tên gọi “Đạo kinh doanh của Doanh nhân Việt”. 
Những phẩm chất ấy cụ thể là: 

* Tâm thì có đức (vì người khác):
Có khả năng lãnh đạo
Trung thực, không tham lam cá nhân
Sòng phẳng và biết ơn hơn người thường
Tin tưởng trong liên kết làm ăn, đối đãi khách hàng, cư xử đồng nghiệp 

* Tài thì có tầm (thấy được nhiều):
Chăm chỉ, trách nhiệm hơn người
Lòng say mê
Tính linh hoạt, ứng biến
Kết hợp các sức mạnh và nguồn lực 

* Trí thì có lực (có trình độ, nâng mình lên):
Tinh thông và tự tin
Biết điều 

* Dũng thì có khí tiết (chí khí + mạo hiểm có tính toán)
Biết chấp nhận mạo hiểm, rủi ro
Có lòng quyết tâm và khát khao thành công
Dũng cảm, không bao giờ thỏa mãn, theo đuổi đến cùng
Thông minh, sáng tạo – giàu ý tưởng khác lạ, độc đáo. (Sáng tạo tiên phong: nhảy vọt về công nghệ, sản phẩm mới. Sáng tạo gia tăng: thay đổi, cải tiến sản phẩm.)
Quyết đoán và biết lựa chọn cơ hội 
Doanh nhân nào mang trong mình những phẩm chất quý báu kể trên thực là những doanh nhân giỏi giang và xứng đáng được cả xã hội tôn vinh.

6/. Ở những nước khác nhau, tiêu chuẩn doanh nhân tiêu biểu là khác nhau.

Các tiêu chuẩn của Mỹ là:
Hiệu quả cao, chủ động tiến thủ, có năng lực tư duy logic, năng lực khái quát hóa, năng lực phán đoán
Quan tâm giúp đỡ mọi người bằng những hành động tích cực, khéo gây ảnh hưởng đến mọi người
Lãnh đạo tập thể, sử dụng đúng quyền lực
Có tính tâm lý chín muồi, biết tự kiềm chế, khách quan, cố gắng, tự chủ
Có tri thức phong phú

Các tiêu chuẩn của Nhật là:
Độ lượng, khoan dung
Hiểu rõ nghề nghiệp, quyết đoán
Dám chịu trách nhiệm, công bằng

Có tài liệu đưa ra 10 tiêu chuẩn của doanh nhân thành công trong kinh doanh là:
1. Năng động, nhiều sáng kiến
2. Có động cơ, động cơ thúc đẩy
3. Khả năng tự đánh giá mình
4. Ý chí quyết tâm
5. Độc lập
6. Kế hoạch thời gian
7. Giải quyết vướng mắc, khủng hoảng
8. Khả năng tổ chức
9. Kiên trì
10. Bám sát mục tiêu
 
P/s: Thời nay, nhiều người tự nhận mình là doanh nhân vì họ muốn người đối diện nghĩ họ giàu có, bản lĩnh. Trên thực tế, doanh nhân là một nghề như bao nghề. Nhưng nghề này không có "bản tên" mà phải được người khác công nhận.

#ad_Pm
www.minhchinh.com (sưutầm)


Sử dụng nội dung ở trang này có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
© 2013 minhngoc.me. All Rights Reserverd.
ket qua xo so | minh ngoc | xs minh ngoc | kqxs | minhngoc.me | xsmn | xsmb | minhngoc me