Trực Tiếp Kiến Thiết
Trực Tiếp Vietlott
Đổi đời' nhờ rắn
Một người dân khoe những con rắn mà anh này nuôi tại trang trại ở Trùng Khánh. Ảnh minh họa: China Daily |
Được phong là vua rắn, ông Yang, 62 tuổi, đang điều hành một doanh nghiệp trị giá hàng chục triệu Nhân dân tệ với hơn 20.000 con rắn. Một phần trong số rắn này, trong đó có cả những con rắn mũi nhọn rất độc và rắn hổ mang, là nguồn nguyên liệu để chế biến thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Số còn lại hình thành nên một bảo tàng văn hóa rắn.
Tại trang trại của ông Yang, hàng trăm con rắn loay hoay bò trườn trong những cái chuồng khô được ngăn lại bằng những bức tường gạch cao 0,8 m.
Ông Yang nhớ lại những ngày đầu nuôi rắn trong sân nhà mình, những con rắn thường trườn ra khỏi chuồng vào những đêm hè. "Khi tôi tỉnh giấc, tôi tìm thấy những con rắn đang bò trên gối, trên giường, trong giày của mình. Thực sự kinh hãi. Nhưng dần dần tôi cũng quen với chúng và chúng trở nên bớt đáng sợ".
Cách đây 40 năm, ông Yang chỉ là một nông dân ở làng Zisiqiao, tỉnh Chiết Giang. Trồng trọt trên vùng đất cằn cỗi này không đủ để nuôi sống dân làng. Không may, ông Yang, người duy nhất có khả năng lao động trong gia đình nghèo đói của mình, lại bị bệnh viêm cột sống dẫn đến đau thắt ở lưng.
Một bác sĩ khuyên ông nên thử uống rượu ngâm rắn để chữa bệnh. Không đủ tiền mua rượu rắn ở chợ với giá 100 nhân dân tệ (16 USD) một bình, ông Yang quyết định tự đi bắt rắn ở vùng núi gần làng về ngâm.
Nhiều dân làng Zisiqiao cũng đi bắt rắn và bán mật rắn cho các nhà buôn bán động vật. Mật rắn là một bài thuốc cổ truyền quý chữa được nhiều bệnh tật. Và rượu rắn cũng đã chữa hết bệnh viêm cột sống cho ông Yang.
Năm 1985, ông Yang vay 10.000 Nhân dân tệ (1.600 USD) và bắt đầu nghiệp nuôi rắn trong khoảng sân rộng 60 mét vuông của nhà ông. Sau thất bại đầu tiên, cuối cùng ông cũng ấp thành công 30.000 quả trứng rắn và bán ra những con rắn con để thu về hơn 80.000 Nhân dân tệ (13.000 USD) vào năm 1987, một số tiền khá lớn vào thời điểm đó khi hầu hết các gia đình chỉ kiếm được chưa đến 100 nhân dân tệ một tháng.
Trước thành công của ông Yang, dân làng Zisiqiao cũng đổ xô đi nuôi rắn. Năm 2012, 108 trong 160 gia đình của làng kiếm tiền từ nghề này. Hầu hết người dân đều có thu nhập 50.000 đến 60.000 Nhân dân tệ (gần 9.700 USD) một năm.
Hiện có hơn 4 triệu con rắn đang được nuôi trong ngôi làng Zisiqiao chỉ rộng 0,9 km vuông và đưa tiếng tăm của làng lan truyền khắp cả nước. Năm 2012, giá trị sản xuất thường niên của làng rắn đạt 60 triệu Nhân dân tệ ( 9,7 triệu USD) và lợi nhuận của các loại thuốc chế biến từ rắn tăng 50% so với năm trước đó.
Một phần lớn trang trại rắn của ông Yang là nơi sinh sống của những con rắn hổ mang, rắn ngũ bộ - loại rắn mà người bị cắn chỉ lết đi chưa đến 5 bước là đã ngã ra chết. Chúng có giá khoảng 800 Nhân dân tệ mỗi con.
Yang Jinquan, 47 tuổi, đã nuôi rắn mũi nhọn 20 năm nay. Khi phát triển đầy đủ, chúng dài 70 cm và có đầu nhọn hình tam giác. Nọc độc của chúng có thể được chiết xuất 8 lần một năm, chế thành bột khô bán cho các công ty thuốc. Rắn khô, mật rắn, dầu rắn và da rắn đều có ích và được đem bán với giá cao.
Ông Yang Hongchang cũng có một thương hiệu riêng chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phụ từ rắn, xuất đi toàn cầu.
Ông xây một bảo tàng văn hóa rắn năm 2012 để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời dự kiến xây một viện điều dưỡng chuyên sử dụng các sản phẩm từ rắn để chữa bệnh.
Hiện mô hình trang trại rắn tương tự của ông Yang cũng đã xuất hiện tại nhiều vùng ở Trung Quốc, kết hợp nuôi rắn, chế biến cách sản phẩm từ rắn và phát triển du lịch về rắn.
www.minhchinh.com (theo VnExpress)